Gỗ ép công nghiệp được sản xuất để thay thế cho nguồn gỗ tự nhiên đang ngày càng trở nên khan hiếm. Với mức giá phải chăng, vật liệu ván ép được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực từ nội thất đến xây dựng.
Khái niệm gỗ ép công nghiệp
Gỗ ép công nghiệp là loại vật liệu được tạo nên từ 70 – 80% nguyên liệu gỗ như vỏ bào, mùn cưa, dăm gỗ, bã mía, rơm rạ… Nguyên liệu gỗ sẽ được xay nhỏ kết hợp với keo dính và các chất phụ gia khác, sau đó sử dụng máy ép để kết dính các nguyên liệu lại với nhau tạo thành những tấm ván ép thành phẩm. Tùy thuộc nguyên liệu đầu vào mà ván ép công nghiệp được chia thành các loại khác nhau như ván dăm, ván MDF, ván HDF.
Ưu và nhược điểm của gỗ ép công nghiệp
Ưu điểm
– So với gỗ tự nhiên, ván gỗ công nghiệp có mức giá rẻ hơn rất nhiều. Hiện nay, để sở hữu những món đồ nội thất bằng gỗ tự nhiên bạn sẽ phải bỏ ra một khoản chi phí rất lớn. Tuy nhiên để tiết kiệm ngân sách của gia đình bạn hoàn toàn có thể sử dụng gỗ ép công nghiệp để thay thế.
– Bề mặt gỗ ép có vân gỗ khá tự nhiên nên bạn vẫn có thể cảm nhận được như mình đang sử dụng gỗ tự nhiên với mức giá phải chăng hơn, phù hợp với nhiều đối tượng khách hàng.
Ván công nghiệp có giá thành rẻ, phù hợp với nhiều đối tượng khách hàng
– Ván gỗ công nghiệp có ưu điểm là không cong vênh, co ngót, có thể sơn màu theo ý muốn để phù hợp với nhiều phong cách thiết kế nội thất khác nhau.
– Thời gian sản xuất nhanh chóng vì phôi gỗ thường đã có sẵn, theo dạng tấm nên thợ chỉ việc cắt, ghép, dán, không mất công trong việc xẻ gỗ, bào và gia công bề mặt đánh giấy ráp…
Nhược điểm
– Độ bền của sản phẩm gỗ ép công nghiệp không cao.
– Khả năng chịu lực kém, chống ẩm thấp.
– Sản phẩm không có hoa văn, họa tiết trên bề mặt gỗ như các loại gỗ ván ép khác nên khó linh hoạt trong việc trang trí nhà cửa.
Các loại gỗ ép công nghiệp phổ biến
Ván dăm
Ván dăm hay còn gọi là ván Okal, Particle Board được cấu tạo từ thành phần: 80% nguyên liệu gỗ tự nhiên (dăm gỗ, vỏ, vỏ bào, mẩu gỗ nhỏ, mùn cưa, bã mía, cây lanh, cây gai dầu… có chứa Lignin và Cellulose) đã qua xử lý, 9 – 10 % keo UF/MUF tạo độ kết dính, 7 – 10% nước và dưới 0,5% các chất phụ gia khác.
Ván dăm có độ dày cơ bản là 17, 18, 25mm, tỷ trọng trung bình là 650 – 750 kg/m3. Các khổ ván dăm thông dụng: 1220×2440 và 1830x2440mm.
Ván HDF
Ván HDF hay ván sợi gỗ mật độ cao có tỷ lệ thành phần chiếm khoảng 85% nguyên liệu gỗ tự nhiên, 15% keo kết dính và các chất phụ gia. Với tỷ lệ thành phần như trên, ván HDF có thể khắc phục những nhược điểm lớn của gỗ tự nhiên như chống trầy xước, chống ẩm tốt. Vì vậy, gỗ ép công nghiệp HDF phù hợp để làm các món đồ nội thất và ngoại thất như tấm ốp tường, tấm ốp trần, hàng rào, cửa ra vào…
Tương tự như ván MDF, gỗ ép HDF được tạo thành bằng cách sử dụng nhiệt độ và áp suất cao để tạo độ cứng chắc, tăng độ bền cho tấm ván gỗ HDF.
Ván gỗ HDF có tỷ trọng trung bình cao lên tới 800 – 1040 kg/m3. Độ dày của gỗ ép công nghiệp HDF từ 6 -24mm, và có kích thước 2000 x 2400mm.
>>>Có thể bạn quan tâm: Gỗ nhựa là gì?
Ván MDF
Ván gỗ MDF được gọi là ván sợi gỗ mật độ trung bình, ván mịn. Tỷ lệ thành phần cấu tạo ván MDF gồm 75% nguyên liệu gỗ tự nhiên ( lấy từ thân/cành/nhánh cây gỗ tự nhiên sau khi được xử lý bằng máy móc), 11 – 14% keo kết dính UF/MUF, 6 – 10% nước và dưới 1% thành phần khác.
Tỷ trọng trung bình của ván MDF 680 – 840 kg/m3. Ván MDF có kích thước đa dạng với nhiều độ dày khác nhau: 3,5,9,12, 15, 17, 18, 25 (mm) và khổ ván thông dụng 1220 x 2440 và 1830 x 2440 (mm).
Trên thị trường hiện nay, gỗ ép công nghiệp MDF được chia thành 2 dòng sản phẩm chính gồm : MDF thường và MDF chống ẩm. MDF thường được sử dụng để làm bàn, ghế , tủ …MDF chống ẩm sẽ được lắp đặt ở những môi trường có độ ẩm cao như làm tủ chứa đồ nhà tắm, toilet, nhà bếp…