Nhà tiền chế là mẫu nhà còn khá xa lạ tại Việt Nam. Tuy nhiên, tại các nước phương Tây thì đây là kiểu nhà được xây dựng khá phổ biến thay thế cho nhà bê tông truyền thống. Vậy nhà tiền chế là gì? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu những thông tin cơ bản về kiểu nhà này nhé.
Khái niệm nhà tiền chế
Nhà tiền chế là loại nhà được làm bằng các vật liệu có thể tháo rời như sắt, thép và có thể di chuyển đến nơi khác nên còn được gọi là nhà thép tiền chế hay nhà sắt tiền chế.
Nhà tiền chế sẽ được lắp ghép, xây dựng theo bản vẽ kỹ thuật có sẵn, rút ngắn thời gian thi công hơn rất nhiều so với nhà xây dựng theo kiểu truyền thống.
Hiện nay, nhà thép tiền chế được ứng dụng rộng rãi nhờ những ưu điểm vượt trội như đảm bảo yêu cầu về kết cấu, tiết kiệm chi phí, tiền bạc. Đồng thời, việc xây dựng nhà tiền chế còn là giải pháp bảo vệ môi trường hiệu quả, giảm thiểu khí thải nguy hại đến môi trường và sức khỏe con người.
Nhà khung thép tiền chế là một loại hình công trình đa năng, có thể ứng dụng để thiết kế các dự án như: phòng trưng bày, trung tâm thương mại, nhà thờ, rạp chiếu phim, siêu thị, nhà hàng, khách sạn, nhà đa năng, nhà ở…
Đặc điểm của nhà thép tiền chế
Mỗi loại hình xây dựng đều có những ưu nhược điểm riêng biệt và nhà tiền chế cũng không phải là ngoại lệ.
Ưu điểm
Xây dựng nhanh chóng
Nhà tiền chế được lắp đặt từ các cấu kiện đã được gia công, sản xuất đồng bộ theo bản vẽ kỹ thuật có sẵn. Chính vì thế, khi được đưa ra công trường chỉ việc lắp dựng nên thời gian thi công rút ngắn hơn so với mẫu nhà xây dựng theo cách truyền thống.
Tiết kiệm chi phí
Xây nhà khung thép tiền chế giúp tiết kiệm vật liệu ở những vùng ít chịu lực so với nhà bê tông cốt thép truyền thống nên sẽ tiết kiệm chi phí hơn rất nhiều. Ngoài ra, nhà tiền chế sẽ hạn chế tối đa sử dụng tường gạch, trát vữa xi măng, phần lớn sử dụng bằng các tấm thép được gia công nến sẽ tiết kiệm phần lớn chi phí xây dựng nhà.
Mẫu nhà này thực sự là một phương án tối ưu cho những gia đình có thu nhập trung bình.
Thiết kế linh hoạt
Nhà thép tiền chế có thế kết hợp một cách linh hoạt với nhiều loại vật liệu khác nhau như tường gạch truyền thống, gỗ, kính, tượng gạch chưng áp…
Tận dụng tối đa diện tích sử dụng
Việc sử dụng tấm thép có độ dày khá mỏng giúp bạn tận dụng tối đa diện tích sử dụng bên trong ngôi nhà tiền chế của mình.
Dễ dàng tháo dỡ, cơi nới và di chuyển đến vị trí mới
Sự khác biệt lớn nhất của nhà thép tiền chế so với nhà bê tông đó chính là mẫu nhà này có thể tháo dỡ, di chuyển để tái sử dụng nhiều lần. Việc này giúp gia chủ tiết kiệm được rất nhiều chi phí, thuận tiện cho các trường hợp gấp, rút ngắn thời gian xây dựng.
Thân thiện với môi trường
Các công trình xây dựng nhà ở truyền thống sau khi xây dựng xong sẽ phát sinh rất nhiều bụi và rác thải vật liệu, tạo áp lực cho môi trường. Tuy nhiên, khi thi công nhà tiền chế do cấu tạo đơn giản nên sẽ giảm thiểu đáng kể lượng rác thải và bụi bẩn thải ra môi trường.
Có thể xây dựng trên nền đất yếu, gồ ghề
Nếu như xây nhà truyền thống thường gặp khó khăn ở những khu vực có nền đất yếu hoặc gồ ghề như đất đồi, thung lũng, ven sông thì xây nhà tiền chế sẽ dễ dàng hơn.
Mang tính thẩm mỹ cao
Trước đây nhà tiền chế thường có kiểu dáng đơn giản, thô kệch. Những năm gần đây, với sự phát triển vượt bậc về công nghệ, kỹ thuật cho ra đời nhiều mẫu nhà khung thép với kiểu dáng hiện đại, sang trọng.
Nhược điểm
Mặc dù có rất nhiều ưu điểm nhưng nhà tiền chế vẫn tồn tại một số nhược điểm nhất định.
– Dễ bị ăn mòn: Do kiểu nhà này thường được làm bằng các vật liệu kim loại như sắt, thép nên dễ bị ăn mòn, gỉ sét vì khí hậu Việt Nam khá ẩm ướt.
– Khả năng chịu lửa thấp: Thép không cháy nhưng chỉ cần nhiệt độ lên đến 500 tới 600 độ C, nó sẽ chuyển sang dạng dẻo, mất đi khả năng chịu lực dẫn tới kết cấu bị sụp đổ dễ dàng.
– Chi phí bảo dưỡng tương đối cao: Để tăng khả năng chịu lửa, chống gỉ cho nhà khung thép thì gia chủ cần bảo dưỡng định kỳ. Do đó, chi phí bảo dưỡng cao cũng là nhược điểm lớn nên các công trình dân dụng ít thích hợp với việc xây dựng nhà khung thép.
Một số lưu ý khi xây nhà khung thép
Ưu điểm của nhà tiền chế là thi công nhanh, tiết kiệm chi phí nên ngày càng được yêu thích. Tuy nhiên, trước khi lựa chọn xây dựng nhà thép tiền chế bạn cần lưu ý một số vấn đề sau:
– Xem xét kỹ vị trí địa lý nơi xây nhà để chọn vật liệu phù hợp với đặc điểm thời tiết, các yếu tố tự nhiên, địa chất.
– Kiến trúc sư cần tính toán kỹ lưỡng các số liệu đầu vào để đưa ra phương pháp khung chịu lực tốt nhất. Ngoài ra, cần tính toán dự phòng khi chủ đầu tư có nhu cầu nâng tầng trong tương lai để đảm bảo đồng bộ phần khung xương, tiết kiệm chi phí cho chủ đầu tư bằng cách tối ưu vật liệu.
– Lựa chọn đơn vị thiết kế, cung cấp nguyên vật liệu và thi công uy tín, chất lượng để đảm bảo công trình hoàn thiện chất lượng và thẩm mỹ nhất.
4 loại nhà tiền chế đẹp, hiện đại
Nhà tiền chế cấp 4
Nhà thép tiền chế cấp 4 là mẫu nhà phù hợp với nhiều gia đình, có thời gian thi công ngắn, chi phí xây dựng hợp lý.
Với sự sáng tạo không ngừng, những mẫu nhà tiền chế cấp 4 hiện nay rất đa dạng, độc đáo, đáp ứng nhu cầu thẩm mỹ của đa dạng khách hàng.
Nhà tiền chế có gác lửng
Nhà tiền chế có gác lửng là mẫu nhà phù hợp với những gia đình có diện tích đất hẹp hoặc tài chính hạn chế. Ưu điểm nổi bật của mẫu nhà này là giúp gia chủ nới rộng không gian sống mà vẫn đảm bảo sự ấm cúng, tiện nghi.
Ngoài ra, gác lửng còn tạo khoảng cách giữa nhà và mái đem đến sự thoáng đãng, mát mẻ cho không gian sống.
Nhà khung thép 2 tầng
Nhà tiền chế 2 tầng là giải pháp thi công được ứng dụng phổ biến trong các công trình như nhà xưởng, văn phòng, nhà máy… Tuy nhiên với tính thẩm mỹ, sự linh hoạt cao, mẫu nhà này còn được nhiều gia đình lựa chọn xây dựng.
Để mở rộng không gian và đảm bảo hiệu quả thẩm mỹ tốt nhất, nhiều người kết hợp sử dụng kết hợp các vật liệu như gỗ, kính…cho cảm giác rộng thoáng.
Nhà thép tiền chế 3 tầng
Nhà 3 tầng theo phong cách nhà tiền chế được nhiều chủ đầu tư quan tâm lựa chọn. Mẫu nhà này đáp ứng đầy đủ công năng sử dụng và phù hợp với nhu cầu thẩm mĩ của nền kiến trúc hiện đại.
Kiến trúc thép nhẹ và thanh mảnh hơn so với kết cấu cột bê tông cồng kềnh giúp giảm thiểu áp lực cho kết cấu móng khi nâng đỡ công trình.
Trên đây là những thông tin cơ bản về nhà tiền chế cùng một số mẫu nhà thép tiền chế đẹp. Mong rằng, qua bài viết này các bạn đã hiểu hơn về mẫu nhà này và có thêm ý tưởng để thiết kế tổ ấm của mình.